Quân đội hai bên Trận_Dyrrhachium_(1081)

Quân đội Norman

Đội quân của Robert Guiscard không giống như một đội quân điển hình thời bấy giờ. Theo lời Anna Komnene, "Không hài lòng với những tướng sĩ đã phục vụ trong quân ngũ từ những ngày đầu tiên và có kinh nghiệm trận mạc, ông ấy [Guiscard] đã thành lập một đội quân mới, tuyển mộ nhân đinh mà không cần quan tâm đến tuổi tác. Từ mọi miền Lombardia, Apulia, ông đã tuyển mộ những người ở mọi lứa tuổi. Những con người đáng thương ngay cả trong mơ cũng chưa từng một lần nhìn thấy Áo giáp, nhưng vẫn phải vận những bộ giáp phục, tay cầm khiên, lúng túng cầm cung mà họ không còn sử dụng nữa..."[22]

Nếu chúng ta tin tưởng lời của Anna thì phần lớn đội quân của Robert bao gồm các lính tuyển người Ý, những người phải tập luyện không ngừng nghỉ trước khi tham gia vào cuộc viễn chinh. Họ bao gồm những lính cầm giáo, cung thủ, nỏ thủ và những kỵ binh hạng nhẹ hoặc hạng trung. Một số tài liệu thậm chí còn cho rằng đội quân của Robert cũng bao gồm những cung thủ của người Hồi giáo ở Sicilia. Quân đội người Norman dao động từ 18.000 đến 20.000 người. Họ có năng lực, nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã thực sự sẵn sàng cho những sự khốc liết của chiến tranh. Rất có thể Guiscard đã thuê một số lính đánh thuê - cả kỵ binh và bộ binh - để dự phong cho xương sống của quân đội của ông ta.[23]

Xương sống của quân đội Norman là 1300 hiệp sĩ mang giáp nặng. Họ được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và có vũ trang và trang bị vũ khí đầy đủ. Nhiều người trong số họ đã tham gia vào các chiến dịch chinh phục miền Nam nước Ý từ người Đông La Mã và Sicilia từ người Hồi giáo của Robert Guiscard. Đây là một trong những trận đánh đầu tiên của thời Trung Cổ mà một chiến thuật mới đã được đề cập cụ thể: Ngọn thương được các kỵ binh Norman đặt ngang trước khi tấn công. Vào đầu thế kỷ, các kỵ binh hạng nặng thường ném thương hoặc cầm ngược thương để gây sát thương với địch. Bằng cách mới này, việc giữ thương dưới cánh tay đã khiến ngọn thương mang uy lực cực kỳ khủng khiếp.[24]

Quân đội Đông La Mã

Đế quốc Đông La Mã mới vực dậy gần đây từ một cuộc nội chiến kéo dài. Sự ổn định đã được tái thiết lập cùng với sự đăng quang của Alexios Komnenos với hiệu là Alexios I. Cuộc xâm lăng xứ Illyria của người Norman có thể xem như là bài kiểm tra nghiêm túc đầu tiên trong triều đại của ông, xảy ra chỉ vài tháng sau khi ông lên ngôi. Alexios đã hành động nhanh chóng, thành lập một đội quân mới. Theo Anna Komnene, Alexios có khoảng 20.000 quân; trong khi theo sử gia John Haldon thì số lượng quân đội Đông La Mã vào khoảng 18-20.000 người; tuy nhiên John Birkenmeier lại ước tính vào khoảng con số 20-25.000. Đội quân này bao gồm các binh lính từ các địa hạt quân sự MacedoniaTharce với khoảng 5.000 người, 1.000 quân thuộc các đơn vị ExcubitorsVestiaritai, 2.800 binh lính theo Mani giáo, kỵ binh Thessaly, quân nghĩa vụ Balkan, bộ binh Armenia và các đơn vị bộ binh hạng nhẹ khác. Bên cạnh binh lính được tập hợp từ các nơi của Đế quốc, còn có 2.000 kỵ binh Thổ Nhĩ Kỳ và 1.000 lính đánh thuê Frank, khoảng 1.000 vệ binh Varangian và 7000 lính yểm trợ Thổ Nhĩ Kỳ được Vương quốc Hồi Giáo Rum gửi tới. Alexios cũng triệu tập các tagma ở Heraclea Pontica và những khu vực ở tiểu Á mà Đông La Mã còn kiểm soát quay về, điều này cho phép người Seljuk tràn vào chiếm cứ một cách dễ dàng.[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Dyrrhachium_(1081) http://books.google.com/books?id=49HOSAAACAAJ http://books.google.com/books?id=HUpoAAAAMAAJ http://books.google.com/books?id=IzB1QgAACAAJ http://books.google.com/books?id=OycjAQAAIAAJ http://books.google.com/books?id=ispoQgAACAAJ http://books.google.com/books?id=kZ8XAAAACAAJ http://books.google.com/books?id=oK9mAAAAMAAJ http://books.google.com/books?id=p8OOoGWRC2EC http://books.google.com/books?id=rKj8_W9wL7kC http://books.google.com/books?id=tUnscbUKyJUC